thông báo diễn đàn chuyển sang tên miền www.bodesontra.net

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

trinhbachinh

trinhbachinh
Smod
Smod
Tứ Đại Mỹ Nhơn Sài Gòn : 1- Cô Ba "Hoa Khôi Mọi Thời Đại"

Ai đã từng sống ở đất Saigon trước thập niên 60 đều không thể không nghe tiếng cô Ba, người đẹp tiêu biểu đất phương Nam. Cô chính là người có chân dung được in trên bao bì xà bông hiệu Cô Ba của hãngTrương Văn Bền. Nhưng cô Ba là ai mà xinh đẹp và được ngưỡng mộ như vậy?

Thật ra, kể cả những người nay đã ở tuổi 70,80 hoặc hơn nữa từng sống, cũng không thể biết mặt thật của người đẹp này. Vì cô là hoa khôi được phong chức danh vào thập niên 90 của thế kỷ 19.

Không ai biết tên thật của người đẹp, chỉ được truyền tụng bằng hai từ đặc trưng Nam Bộ "Cô Ba".

Nhưng chắc chắn một điều, cô là người Việt Nam đầu tiên được bầu là hoa hậu, được chính thức ghi danh trên báo chí Pháp ngữ ở Saigon lúc ấy (thời điểm cuối thế kỷ 19, Saigon chỉ có vài tờ báo Việ ngữ, nhưng báo Pháp được phổ biến rộng rãi hơn, trong số này có tờ Le Courrier Saigonnais của Paul Blanchy và tờ Le Mékong của nhóm thân hữu ủng hộ toàn quyền Paul Doumer) Và được người Pháp vô cùng ngưỡng vọng, bốc người đẹp lên tận mây xanh! Một nhà báo đã viết trên tờ Le Courrier Saigonnais rằng : Nếu cô Ba chịu đi thi hoa hậu thế giới , thì chắc chắn sẽ có thứ hạng cao! Các tay phong lưu người Pháp đánh hơi được điều đó, chính thức mời cô Ba ký hợp đồng đề sang Pháp, giới thiệu với mọi người bên kinh đô ánh sáng , rồi sao đó tạo điều kiện cho cô Ba tham dự kỳ thi hoa hậu thế giới sắp sửa được tổ chức! Nghe nói gia đình cô Ba không đồng ý, có lẽ vì sợ mất con vào tay mấy lão Tây háo sắc. Mà bản thân cô Ba cũng phản đối, bởi cô quan niệm rằng mình tham dự thi hoa hậu là để cho vui, để mọi người ngoại quốc biết là phụ nữ Việt Nam cũng không thua kém ai, còn chuyện đi thi tài với năm châu thì cô chưa nghĩ tới. Cô cũng cho rằng mỗi dân tộc có cái đẹp khác nhau, do đó nếu đem ra so tài thì sẽ không chuẩn xác. Thật là một nghĩ khá tiến bộ.

Về thân thế của cô Ba, người ta chỉ được biết vắn tắt : cô là con gái thứ của một viên quan nhỏ người Việt, giúp việc cho chính quyền bảo hộ, được gọi là thầy Thông Chánh. Cô là người con gái đẹp không ai bì kịp, như mô tả lại của cụ học giả Vương Hồng Sển trong một quyển sách của ông : " Đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn,mướt mượt mà thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nổi Nhà Nước in hình vào con tem Nhà Dây Thép (bưu điện) và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: Xà bông Cô Ba

Tứ Đại Mỹ Nhơn Sài Gòn : 2- Cô Ba Trà

Không biết có phải ngẫu nhiên hay không, người đẹp thứ hai trong "tứ đại mỹ nhơn" lại cũng thứ ba, gọi là cô Ba Trà. Vào khoảng 1923 đến năm 1935 hầu hết dân chợ Saigon đều nghe danh biết mặt một người đẹp bậc nhất thời ấy, đó là cô Ba Trà. Thuở xưa, dân Saigon thích gọi ai đó bằng thứ và kèm với tên tộc, chứ ít khi gọi "Thu Hồng, Diễm Châu" như sau này. Danh xưng cô Ba Trà hầu như nằm lòng các vương tôn công tử thời đó, mà điển hình nhất là các chàng công tử Bạc Liêu, Mỹ Tho (Hắc Công Tử, Bạch Công Tử). Ngoài ra, những người đeo bám theo sau cô Ba Trà còn có các quan chức Pháp, các quan chức người Việt nhiều tiền và thế lực, trong số này nổi trội hơn có Còm-mi Kính là một tay chơi có cỡ, từng mê và được cô Ba Trà mê lại. Họ thường đi đôi ở khắp nơi chốn ăn chơi, những chốn phồn hoa đô hội.

Nói về sắc đẹp của cô Ba Trà, một tờ báo thời ấy mô tả: "Mỗi cái nheo mắt của cô Ba, thì hầu như tay chơi nào cũng tay chân rụng rời, mỗi khi cô cười thì y như rằng rượu rót tràn, tiền tuôn ra... Người ta đã không tiếc tiền của, kể cả nhà cửa, ruộng vườn và cả sinh mệnh mình nữa, để chỉ được kề cận người đẹp, nhìn người đẹp nheo mắt, nuốt lấy nụ cười như hoa nở của nàng..." .

Năm 1930, lúc kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng vậy mà nghe nói chiều nào cô Ba Trà cũng được các vương tôn công tử chở trên xe Delage mui trần, đi dạo phố Catinat, Bonard (đồng Khởi và Lê Lợi ngày nay) để khoe sắc khoe hương. Những người cao tuổi từng sống ở Saigon thời ấy kể lại rằng: Mỗi lần xe họ lượn qua như vậy, thì ở phía sau có vài chục chiếc xe kéo (một dạng xích lô, do người kéo phía trước) chạy theo như một cuộc diễu hành! Gặp bữa nào cô Ba Trà đi với một trong hai chàng Hắc, Bạch Công Tử thì coi như cánh kéo xe trúng mánh, các công tử sẽ vất xuống cho mỗi người vài cắc bạc (một cắc thời ấy đủ một bữa chợ).


Tứ Đại Mỹ Nhơn Sài Gòn : 3- Cô Tư Nhị

Cùng thời với cô Ba Trà còn có cô Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời...
Nếu so về nhan sắc, thì khó nói ai hơn ai. Nếu cô Ba Trà quá nổi tiếng trong giới vương tôn công tử, thì trái lại cô Tư Nhị lại nổi tiếng hơn trong giới văn nhân, nghệ sĩ. Cô xuất thân "trường Đầm" có bằng diplome, và khi ra đời đã được các nhân vật có tầm cở trong giới báo chí thuở ấy săn đón và mời mọc tập tành viết báo. Tuy cô viết báo không giỏi, nhưng cũng được kể như là người "biết viết lách", nên rất được nể nang, mời mọc hết tiệc này đến lễ lạc nọ. Nghe nói cô có họ hàng với Lê Phát Thanh, một triệu phú thời đầu thế kỷ 20 tại Saigon. Thừa hưởng cái gien nhan sắc của nhà họ Lê này, nên sắc đẹp của cô được nhân lên với cái đẹp của cô con gái rượu Phát Thanh thời trước (Lê Phát Thanh làm giàu lớn ở Saigon vào những năm cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, những năm đó toàn quyền Paul Doumer còn nắm ở *, cho nên việc Thanh chơi thân với ông ta đã làm cho sự nghiệp thêm vững, qua giới thiệu của Doumer, ông Phát Thanh đã gả cô con gái rượu xinh đẹp cho một nhà báo Pháp tên la Julien Delpit, về sau do tiêu pha vung mạng nên Delpit bị phá sản, vợ chồng phải dắt nhau sang tận Lào để mưu sinh...) Cô Tư Nhị nhờ quen biết nhiều văn nhân, chính trị gia, nên được họ đưa lên vị trí đặc biệt hơn cô Ba Trà. Người ta đồn rằng cô Tư Nhị có thời là nhân tình của viên toàn quyền Pháp.

Về sau (khoảng năm 1940), nghe nói cô này lâm vào cảnh sa sút và chết nghèo ở một khu thuộc quận 5 ngày nay

Tứ Đại Mỹ Nhơn Sài Gòn : 4- Cô Sáu Hương

Chỉ sau cô Ba Trà, cô Tư Nhị vài năm, thì cô Sáu Hương nổi lên. Cô này được dân phong lưu thời đó tả lại:"Đẹp như Tây Thi! Cô có nước da trắng ngần, đôi mắt lá liễu sáng ngời, bờ môi mọng lúc nào cũng ươn ướt và luôn mĩm cười...". Sáu Hương cũng là người có học, xuất thân trường áo tím (trường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) và có thời được tôn là "Hoa Khôi trường Áo Tím". Vào đời, cô may mắn quen biết với một Pháp kiều già, vốn là quản lý nhà hàng continental nổi tiếng, và được giúp đỡ vốn liếng. Có một giai thoại kể rằng, lúc mới quen Sáu Hương, vì quá mê nhan sắc của cô, nên lão Pháp kiều đã mạnh dạn hứa hẹn sẽ nhượng nhà hàng Continental cho cô Sáu.

Thời ấy, nhà hàng Continental là một trong hai nhà hàng khách sạn bậc nhất của Saigon (cái kia là Majestic) nên trước việc lão Tây buông ra lời hứa như thế, chẳng ít người đã cười vào mũi lão ta cho là nói phét, nhưng lão này quả quyết:"Các người không nhớ là ngày trước, khi công tước Duc de Mongtpensier mới sang Saigon, ông đã mời bà Công tước Comtesse de B. đến ăn và hứa rằng sẽ mua nhà hàng Continental làm lễ cầu hôn và ông ta đã làm được chuyện đó.

Lời hứa của lão Pháp già chưa được thực hiện, không phải lão không có tiền, mà do lão chết đột ngột! Từ đó, cô Sáu Hương chẳng cần đến cái nhà hàng Continantal mà cũng giàu và nổi tiếng. Bởi vì cô quá đẹp, đẹp đến nổi những tay chơi, những triệu phú đều say mê, đeo bám như *a xung quanh cô, họ thi nhau cung phụng cho người đẹp không thiếu một thứ gì, từ nhà lầu xe hơi cho đến những trương mục trong ngân hàng. Người ta đồn rằng, trong số những mỹ nhơn thời đó, chỉ có Sáu Hương là giàu nhất! Tuy vậy, cô chỉ vang danh khoảng 10 năm, rồi sau rút vào im lặng... Chừng như biết dừng lại đúng lúc, trước khi nhan sắc phai tàn. Có người nói, về sau cô Sáu Hương sống sung tuc với người thân ở một ngôi biệt thự gần vùng chợ Bà Chiểu...


suutam.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Đang kiểm tra dữ liệu...

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký.

Số ký tự phải từ 6 trở lên
Hãy chọn tài khoản khác
Có thể dùng tài khoản này
Không sử dụng địa chỉ này
E-mail sẽ được kiểm sau
Số ký tự phải từ 6 trở lên
Trùng tên đăng nhập
Chưa đúng
Chính xác

 

Domain : Trịnh Bá Chính
2013 Converted Forumtion by : An Hùng