Ý nghĩa của việc gõ mõ trong đạo Phật?
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một miền quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.
Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: "Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? - Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả"
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cá kình
Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: "Này nghiệt súc! -Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lể, hay sao? -Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tánh mong lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người. - Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!!
Sư cụ quở vừa dứt lời, thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.
Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa, thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: "Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Vì sự tích như đã kể ở trên, mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.
"Em nhớ hôm nào sông nước vắng
Chuông Chùa lay động ánh sương chiều
Lời Kinh, tiếng "Mõ" như thầm nhắn
Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều "
Theo tài liệu Phật Giáo tìm thây trên lưới, giải thích cách gỏ mõ như sau:
Mõ được chạm trổ theo hình con cá với thâm ý là muốn thức tĩnh con người cũng như chúng hữu tình đang còn trong mê muội, u trầm.
- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy.
Mõ có hai loại: Mõ có hình bầu dục và mõ có hình điếu.
- Mõ hình hình bầu dục để tụng kinh, điều khiển buổi lễ khi đông người tụng được nhịp nhàng.
- Mõ hình điếu thì treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Tiếng mõ vừa giữa cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau.
Ý Nghĩa Về Chuông Mõ:
-Trước đánh ba tiếng ,-Tiếp đánh ba,-Sau cùng dứt bốn .
- Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân.
- Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và niệm.
- Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.
- Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức, Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức, Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.
NNH Sk từ bài của PhaLe/SMDN...
________________________________________________
[You must be registered and logged in to see this image.]
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một miền quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, Ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.
Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: "Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? - Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả"
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cá kình
Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: "Này nghiệt súc! -Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lể, hay sao? -Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tánh mong lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người. - Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!!
Sư cụ quở vừa dứt lời, thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.
Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa, thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: "Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Vì sự tích như đã kể ở trên, mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.
"Em nhớ hôm nào sông nước vắng
Chuông Chùa lay động ánh sương chiều
Lời Kinh, tiếng "Mõ" như thầm nhắn
Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều "
Theo tài liệu Phật Giáo tìm thây trên lưới, giải thích cách gỏ mõ như sau:
Mõ được chạm trổ theo hình con cá với thâm ý là muốn thức tĩnh con người cũng như chúng hữu tình đang còn trong mê muội, u trầm.
- Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy.
Mõ có hai loại: Mõ có hình bầu dục và mõ có hình điếu.
- Mõ hình hình bầu dục để tụng kinh, điều khiển buổi lễ khi đông người tụng được nhịp nhàng.
- Mõ hình điếu thì treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Tiếng mõ vừa giữa cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau.
Ý Nghĩa Về Chuông Mõ:
-Trước đánh ba tiếng ,-Tiếp đánh ba,-Sau cùng dứt bốn .
- Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân.
- Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và niệm.
- Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.
- Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức, Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức, Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.
NNH Sk từ bài của PhaLe/SMDN...
________________________________________________
[You must be registered and logged in to see this image.]