Khi viên quan đánh trống vừa giơ lên thì Trạng Quỳnh nhúng tay vào nghiêng mực, khi tiếng trống chưa dứt thì ông Trạng đã vẽ xong mười vệt ngoằn nghoèo trên giấy… Đó là bức ký họa mười con rồng nhanh nhất trong giai thoại văn học dân gian Việt Nam ?!
Khi bài hát vừa bắt đầu thì người cầm cọ phóng họa, khi bài hát vừa dứt thì bức chân dung về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã hoàn chỉnh… Đó là bức ký họa nhanh nhất trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
Phan Huỳnh Điểu và nhiều nghệ sĩ có mặt phải thừa nhận rằng tốc ký họa nhưng có nét và bắt thần là độc đáo nhưng vừa hát vừa vẽ thì quả thật chỉ có ở Trần Đạt.
Trần Đạt có vóc dáng thanh thoát, giọng nói Bắc bộ trầm ấm, đôi mắt nhíu hiền với cái nhìn sâu thẳm vào người đối diện. Anh sinh năm 1953 tại Nam Định, theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn khi còn bồng ẵm trên tay.
Niềm đam mê hội họa với năng khiếu bẩm sinh từ nhỏ, đến năm 2000 thì trong giới hội họa nổi lên cái tên họa sĩ Trần Đạt, đó là thời điểm anh vừa làm MC trong phòng trà tại Tp HCM vừa biểu diễn ký họa chân dung trong khoảng thời gian chưa hút xong một điếu thuốc.
Sở trường của Trần Đạt không riêng về chân dung ký họa, trong số gần 120 bức tranh được triển lãm tại Bảo tàng mĩ thuật TP HCM năm 2013 thì có đến gần 40 bức tranh sáng tác bằng chất liệu sơn dầu, trong đó có một bức với chủ đề Hoa đời mà Trần Đạt rất tâm đắc,… Với tôi, đây không những là bức họa thể hiện những kết cấu tinh xảo nghệ thuật mà bên trong nó còn ẩn chứa niềm tin và sự sống, bởi đây là bức tranh động (thể hiện sức sống), tác giả đã chủ ý sử dụng nhiều gam màu tươi sáng, lồng ghép những đa chiều ẩn hiện…
Cuộc đời người họa sĩ tài hoa Trần Đạt cũng đã từng trải qua một biến cố buồn, đó là năm tuổi 44, ông đã từng bị đột quỵ, liệt nửa người, nhưng bằng niềm tin và sức sống lạc quan rồi ba năm sau ông lại đứng lên bằng khả năng bẩm sinh của mình.
Những ngày cuối thu, được tin Trần Đạt xuôi Bắc dọc Nam, vợ chồng ns Diệp Chí Huy đã trải chiếu cho ông quá bước Đà Nẵng. Tôi lại chợt nhớ nhà văn Đà Linh, con người tài hoa định mệnh này đã từng viết trong tác phẩm Nàng Kim Chi sáu ngón của mình “con người ai cũng có cố tật,…nhờ có cố tật mà người ta mới nhận ra nhau, nhớ nhau”, cũng với Trần Đạt sau mỗi lần ông phóng bút là họ đã nhận ra mình – và nhớ nhau !
Đà Nẵng, Thu- 2013
Đặng Nguyên Sa
----------
Tựa đề lấy theo Nàng Kim Chi sáu ngón - nv Đà Linh
Khi bài hát vừa bắt đầu thì người cầm cọ phóng họa, khi bài hát vừa dứt thì bức chân dung về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã hoàn chỉnh… Đó là bức ký họa nhanh nhất trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
Phan Huỳnh Điểu và nhiều nghệ sĩ có mặt phải thừa nhận rằng tốc ký họa nhưng có nét và bắt thần là độc đáo nhưng vừa hát vừa vẽ thì quả thật chỉ có ở Trần Đạt.
[You must be registered and logged in to see this link.]
họa sĩ Trần Đạt (đứng bên trái) vừa hoàn thành xong tác phẩm - ảnh ns Diệp Chí Huy
họa sĩ Trần Đạt (đứng bên trái) vừa hoàn thành xong tác phẩm - ảnh ns Diệp Chí Huy
Trần Đạt có vóc dáng thanh thoát, giọng nói Bắc bộ trầm ấm, đôi mắt nhíu hiền với cái nhìn sâu thẳm vào người đối diện. Anh sinh năm 1953 tại Nam Định, theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn khi còn bồng ẵm trên tay.
Niềm đam mê hội họa với năng khiếu bẩm sinh từ nhỏ, đến năm 2000 thì trong giới hội họa nổi lên cái tên họa sĩ Trần Đạt, đó là thời điểm anh vừa làm MC trong phòng trà tại Tp HCM vừa biểu diễn ký họa chân dung trong khoảng thời gian chưa hút xong một điếu thuốc.
Sở trường của Trần Đạt không riêng về chân dung ký họa, trong số gần 120 bức tranh được triển lãm tại Bảo tàng mĩ thuật TP HCM năm 2013 thì có đến gần 40 bức tranh sáng tác bằng chất liệu sơn dầu, trong đó có một bức với chủ đề Hoa đời mà Trần Đạt rất tâm đắc,… Với tôi, đây không những là bức họa thể hiện những kết cấu tinh xảo nghệ thuật mà bên trong nó còn ẩn chứa niềm tin và sự sống, bởi đây là bức tranh động (thể hiện sức sống), tác giả đã chủ ý sử dụng nhiều gam màu tươi sáng, lồng ghép những đa chiều ẩn hiện…
Cuộc đời người họa sĩ tài hoa Trần Đạt cũng đã từng trải qua một biến cố buồn, đó là năm tuổi 44, ông đã từng bị đột quỵ, liệt nửa người, nhưng bằng niềm tin và sức sống lạc quan rồi ba năm sau ông lại đứng lên bằng khả năng bẩm sinh của mình.
Những ngày cuối thu, được tin Trần Đạt xuôi Bắc dọc Nam, vợ chồng ns Diệp Chí Huy đã trải chiếu cho ông quá bước Đà Nẵng. Tôi lại chợt nhớ nhà văn Đà Linh, con người tài hoa định mệnh này đã từng viết trong tác phẩm Nàng Kim Chi sáu ngón của mình “con người ai cũng có cố tật,…nhờ có cố tật mà người ta mới nhận ra nhau, nhớ nhau”, cũng với Trần Đạt sau mỗi lần ông phóng bút là họ đã nhận ra mình – và nhớ nhau !
Đà Nẵng, Thu- 2013
Đặng Nguyên Sa
----------
Tựa đề lấy theo Nàng Kim Chi sáu ngón - nv Đà Linh