Trong lịch sử văn học Việt Nam, văn xuôi bằng tiếng Việt mãi đến đầu thế kỷ 20 mới xuất hiện với những tác phẩm vụng về, cổ lỗ. Đến năm 1925, cuốn Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách được độc giả từ Bắc tới Nam đón nhận nồng nhiệt, được giới phê bình khen ngợi. Kỳ lạ thay, chỉ tám năm sau, năm 1933, tiều thuyết Hồn Bướm Mơ Tiên (HBMT) của Khái Hưng ra đời mà giá trị của nó đã vuợt rất xa so với cuốn Tố Tâm. Đó là một kiệt tác văn xuôi trong văn học Việt Nam thời tiền chiến.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư sinh năm 1896 tại làng Cổ Am, tỉnh Hải Dương, thuở nhỏ học chữ Nho, sau theo Tây Học, tốt nghiệp Tú tài Tây ban Triết trường Albert Sarraut. Ông dạy học tại tường tư thục Thăng Long, ở đấy gặp Nhất Linh, kết thành đôi bạn thân. Khái Hưng là một trong những cột trụ của tờ Phong Hoá, Ngày Nay và TLVĐ. Khái Hưng (KH) hoạt động chính trị cùng với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Bách, từng bị Pháp cầm tù, và cuối cùng bị bắt và thủ tiêu. Lúc ấy KH mới 50 tuổi.
Cuốn HBMT, chỉ vỏn vẹn trên 100 trang, là tác phẩm đầu tay của KH và cũng là tác phẩm đầu tiên của TLVĐ. Cốt truyện rất đơn sơ có thể tóm tắt như sau:
Ngọc, sinh viên Cao Đẳng Hà Nội, lên thăm người bác tu tại một ngôi chùa ở Bắc Ninh, gặp chú tiểu Lan. Hai người mến nhau. Dần dần khám phá ra rằng chú tiểu Lan là gái giả trai, Ngọc đổi tình bạn thành tình yêu. Nhưng với Lan, tôn giáo mạnh hơn ái tình, hai người đành chia tay để Ngọc thỉnh thoảng “lên chùa nhìn thấy mặt Lan là đủ rồi”.
Có người như Trịnh Hồ Khoa trong tiểu luận Những cách tân trong nghệ thuật văn xuôi của TLVĐ(NXB Văn học, 1997) chủ trì rằng truyện hay cần có những sự kiện ly kỳ, gay cấn, kết cấu chặt chẽ, cốt truyện hấp dẫn. Thật ra những điều đó chỉ áp dụng cho loại truyện phiêu lưu, mạo hiểm, chứ không phải là yếu tố quyết định trong truyện của TLVĐ, và của tiểu thuyết hiện đại nói chung. Thậm chí có nhiều truyện hay không cần cốt truyện. Cho nên tóm tắt HBMT như trên chẳng qua là để tiện việc theo dõi và phân tích mà thôi. Muốn thưởng thức cái đẹp, cái hay của HBMT, có lẽ nhiều lúc ta phải lắng mình đọc từng đoạn, từng câu, thậm chí từng chữ. Việc tóm tắt một cuốn truyện không nói lên được gì về cuốn truyện, nhiều khi cũng bất khả như tóm tắt một bài thơ! Huống chi HBMT là một bài thơ xuôi dài.
HBMT, từ khi ra đời cho đến nay đúng 80 năm, đã nhận được rất nhiều lời khen tiếng chê. Có khi những khen chê ấy không liên hệ gì đến văn học.
Năm 1942, Vũ Ngọc Phan viết bộ Nhà Văn Hiện Đại trong đó ông có bàn về cuốn HBMT. Một điều rất lạ là riêng với HBMT, VNP không hề nhìn bao quát tác phẩm từ góc độ nghệ thuật, không quan tâm đến những diễn biến khá dài của mối tình giữa Ngọc và Lan, mà chỉ chú ý đến những lời nói “bồng bột”, “viển vông” (chữ của VNP) của Ngọc khi chàng và nàng sắp chia tay. VNP trích dẫn lời hứa của Ngọc: “suốt đời tôi, tôi không lấy ai, sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lý tưởng”. Từ đấy, Vũ Ngọc Phan kết luận: “HBMT là một tiểu thuyết lý tưởng, một tiểu thuyết mà tác giả dựng nên những cái cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được.”
Câu kết luận trên của VNP được rất nhiều người tâm đắc; hễ đề cập đến HBMT họ bảo đấy là một tiểu thuyết lý tưởng. Theo tôi, HBMT không lý tưởng mà cũng chẳng phàm tục. Đó là một chuyện tình rất “người”, và rất đẹp. Đúng như VNP nói, những hứa hẹn của Ngọc trong lần gặp gỡ cuối cùng với Lan quả là “bồng bột”, “viển vông”. Chính ở điểm này VNP đã tự mâu thuẫn. Vừa chê là “bồng bột”, “viển vông” lại vừa bảo đấy là mối tình lý tưởng. Khi đang xúc động mạnh thì hứa hẹn như thế của Ngọc mới đúng với tâm lý con người. Còn tương lai ra sao, tác giả và người đọc không thể biết được. Có thể Ngọc giữ lời hứa, và cũng có thể vài ba năm sau anh sẽ yêu người khác. Tuổi trẻ mà!
Cũng gần gũi với nhận định trên, có người bảo mối tình ấy không thật vì không vướng một chút nhục dục. Thì làm sao mà vướng được. Giả sử chàng có muốn vướng đi nữa, cũng đành chịu thua. Ở nàng tôn giáo mạnh hơn, lại nữa nàng luôn luôn giữ kẽ, cho nên dù có cảm động vì chàng, cuối cùng nàng đã từ chối ái tình. Trước tình huống ấy, trong khung cảnh êm đềm mà trang nghiêm của chốn thiên môn, bên cạnh người đẹp dịu dàng mà thanh thoát, có lẽ không một ai dám hoặc đang tâm dở trò phàm phu tục tử. Riêng nhân vật Ngọc cũng không phải “cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được” như VNP nghĩ. Sau những lần tiếp xúc, đụng chạm, Ngọc suy luận một cách xác đáng rằng Lan là gái, thế mà một đêm ở một ngôi chùa lạ, Ngọc đòi ngủ chung với Lan, Lan từ chối. Ngọc nắm chặt tay Lan lôi kéo.
Lại có người nhìn HBMT từ góc độ tôn giáo, tiêu biểu là nhà văn Tam Ích. Trong một tiểu luận do Nhà Xuất Bản Lá Bối, Sài Gòn, 1964, Tam Ích viết :
“Có một nhà văn mới ra đời là đã có thế lực: Khái Hưng. Và có một cuốn tiểu thuyết mới ra đời đã chiếm đứt vị trí của Ngọc Lê Hồn và Tố Tâm: cuốn HBMT.” (Ngọc Lê Hồn, một tiểu thuyết tình cảm sướt mướt của Từ Trẩm Á, nhà văn cận đại của Trung Quốc). Nhưng Tam Ích tỏ ý tiếc rằng Khái Hưng không hiểu gì về Phật Giáo, không biết tình thương trong Phật Giáo khác với ái tình nam nữ mà Ngọc muốn trao cho Lan, cho nên đã gây tổn thương giá trị Phật Giáo. Nhận định của Tam Ích cũng căn cứ vào vài mẫu đối thoại giữa Ngọc và Lan, và lá thư của Ngọc gởi cho Lan.
Nhận định ấy mang tính áp đặt. Trước tiên, Tam Ích đã đồng hoá nhân vật tiểu thuyết với tác giả của nó. Ông viết: “… chàng (Khái Hưng) tạo một hình ảnh của chính mình – cậu Ngọc – và tô điểm thêm phấn son: một tấm gương để mình soi mình.” Những lời nói và lá thư của Ngọc không nhất thiết phản ảnh tư tưởng của Khái Hưng về Phật Giáo. Trong quá trình sáng tạo, tác giả thường để nhân vật sống đời sống của hắn, có khi hoàn toàn trái ngược với đời sống hoặc tư duy của tác giả. Lại nữa, cho dù Khái Hưng có những ý tưởng sai lầm về Phật Giáo, thì không vì thế mà Phật Giáo bị tổn thương, giá trị bị sút giảm. Hơn nữa, đoạn văn ngắn sau đây đủ chứng tỏ Khái Hưng đã cố xây dựng nhân vật Ngọc không hiểu biết mấy về Phật Giáo; anh bắt đầu tìm hiểu Phật Giáo vì anh yêu Lan: “Muốn cố giữ cho khỏi nghĩ vẩn vơ, Ngọc lấy quyển sách bàn về đạo Phật của David mà chàng mới mua tuần lễ trước ra coi. Nhưng mới được vài trang đã thấy chán ngắt, liền gấp sách lại.” Theo tôi, nhân vật Ngọc, một thanh niên tân học với kiến thức nông cạn về Phật Giáo như thế mới thật sinh động, và hợp với vai trò của mình trong truyện. Cho nên Ngọc không phải là KH; và cũng thế: Smerdyakov, kẻ giết cha trong The Brothers Karamazov, không hề là Dostoyevsky.
Riêng nhóm Sáng Tạo với chủ trương đổi mới triệt để, đã phủ nhận mọi giá trị của văn thơ thời tiền chiến, của TLVĐ, cho rằng đó là loại văn nghệ nông cạn, ấu trĩ. Đó là một nhận định cao ngạo, cực đoan, mặc dù ta cũng phải nhìn nhận nhóm Sáng Tạo có đóng góp đáng kể về văn học, nhất là thể loại thơ.
Tại miền Bắc, dưới nhãn quan chính trị và ý thưc hệ, TLVĐ bị kết án là độc hại, thậm chí phản động. Sau này giới phê bình văn học ở trong nuớc đã có cái nhìn bình tĩnh hơn, và đã nhận thức được những đóng góp lớn lao của TLVĐ trong nền văn học nước nhà. Một số hội nghị chuyên đề về TLVĐ được tổ chức, một số bài viết công phu và có giá trị ra đời.
Trước khi kết thúc phần “khen chê” bên trên, xin có đôi lời về ý kiến của nhà phê bình Lê Huy Oanh. Lê Huy Oanh chuyên viết phê bình văn học Việt Nam đương đại, cận đại. Đối với HBMT, ông viết trên Tạp Chí Thời Tập (16/9/1974) như sau:
“Khái Hưng cũng là một cây bút tài nghệ rất cao của nhóm TLVĐ…Cuốn HBMT sở dĩ được coi là quan trọng vì là từ nhiều năm nay, nó nằm trong chương trình quốc văn của học sinh trung học tại xứ ta. Tuy nhiên nếu đem so nó với những tác phẩm khác cùng tác giả như Nửa Chừng Xuân, Trống Mái, Hạnh, Tiếng Suối Reo …thì HBMT là cuốn sách kém hơn cả, kém ở chỗ nôi dung là một truyện thuộc ái tình lý tưởng hơi có vẻ lẩm cẩm và đặc vẻ tuồng cải lương. Cũng may là được phần hình thức gỡ lại. Văn pháp HBMT khá trong sáng, vững vàng nhất là trong những đoạn tả cảnh …”
Trái hẳn với Lê Huy Oanh, gần đây, hết sức ca ngợi HBMT,Thuỵ Khuê (Paris tháng11/2008-tháng12/2009) viết:
“Trần Thanh Mại đã không nhầm khi ông đoán trước HBMT sẽ là một kiệt tác. Bởi hơn bẩy mươi năm sau, chúng ta đọc đi đọc lại, những xúc động vẫn còn y nguyên như lúc Phan Khôi đọc, khi tác phẩm mới ra đời. Bởi vì HBMT không thừa một chữ, một chi tiết nhỏ. Bởi tiếng Việt của Khái Hưng trong tác phẩm đã đạt tới đỉnh cao giản dị mà Trang Tử nhắc đến và đòi hỏi ở một tác phẩm văn học.”
Trong văn học, ở nước ta cũng như nước ngoài, khen chê là chuyện thường tình. Tolstoy không thích Shakespeare trong khi tuyệt đại đa số người đọc đều rất ngưỡng mộ nhà đại thi hào người Anh ấy. Ngay chỉ một người mà thôi, vào thời điểm này thích cuốn này, chê cuốn nọ; vào thời điểm khác có khi nói ngược lại. Chính Lê Huy Oanh từng mạt sát Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Sinh Lực. Về sau trên tờ Văn năm 1973, ông nhận mình sai: “Trong cơn giận dữ rất chân thật, tôi đã mạt sát đả kích anh ta thậm tệ để rồi chỉ ít ngày sau tôi dân dần thấy tất cả sự nông nỗi, bất công của những lời mạt sát đó.”
Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải là chuyện khen chê, mà là cơ sở lý luận dùng để bênh vực những lời khen chê đó. Chẳng hạn HBMT kém ở điểm nào, lẩm cẩm ra làm sao, và tại sao đặc vẻ tuồng cải lương? Vả giống tuồng cải lương đi nữa thì đã sao? Những vấn đề ấy không được Lê Huy Oanh làm sáng tỏ. Và đây mới là điểm chủ chốt, Lê Huy Oanh viết: “Cũng may là được phần hình thức gỡ lại.”
Câu phát biểu này không ổn. Vừa bảo nó lẩm cẩm, rồi lại bảo nó bớt lẩm cẩm nhờ hình thức! Từ đó suy ra, chẳng hạn, nhờ phần hình thức mà một bài thơ dở biến thành hay? Một bức tranh xấu biến thành đẹp? Vấn đề nội dung và hình thức của một tác phẩm nghệ thuật đã được thanh toán từ lâu với kết quả là nội dung và hình thức của một nghệ phẩm, của một tác phẩm văn chương đích thực, không thể tách rời ra làm hai phần riêng biệt. Trong nội dung có hình thức, trong hình thức có nội dung, hai thứ bổ sung cho nhau. ĐặngThai Mai, một học giả duy vật, trong cuốn Văn Học Khái Luận xuất bản năm 1944, ở chương bàn về vấn đề Nội dung và Hình thức đã viết rằng: “Nói tóm lại nội dung và hình thức vẫn thấm nhập lẫn nhau, khó thể đem mà tách ra mà phân biệt hẳn ra làm hai.” Đấy cũng là điều mà nhà triết học duy tâm người Đức, Friedrich Hegel (1770-1831), quan niệm gần hai thế kỷ trước đây. Xa hơn nữa, trước Hegel hơn 150 năm, giữa thế kỷ 17, nhà phê bình danh tiếng của Tàu là Kim Thánh Thán (1608-1661), trong khi ca tụng Tây Sương Ký, có vài đoạn liên quan đến vấn đề nội dung và hình thức (Mái Tây- Tây Sương Ký, Nhuợng Tống dịch tháng 1/1942, Nhà Tân Việt, Sài Gòn xuất bản lần thứ ba). Thánh Thán viết:
“…chuyện hay tất là văn phải hay, mà văn hay tất là chuyện phải hay vậy …Đến như chuyện ấy thật là chuyện hay, mà viết ra văn lại không phải là văn hay, thì chuyện ấy chưa chắc đã là chuyện hay … Vì sao? Vì văn không hay tất là chuyện không hay, mà chuyện không hay cho nên văn không hay vậy …”
*
Trong những bước chập chững của tiểu thuyết Việt Nam, bỗng HBMT xuất hiện như một ngôi sao sáng rực không có tác phẩm nào trước đó sánh kịp. Ngay cả so với những tác phẩm đồng thời hoặc về sau, HBMT vẫn giữ địa vị của một trong những tác phẩm hàng đầu trong văn học nước nhà.
Như đã nêu trên, quá quý mến HBMT Thuỵ Khuê bảo HBMT không thừa một chữ, một chi tiết nhỏ. Nhưng nếu “bới lông tìm vết” ta sẽ gặp trong bất cứ tác phẩm nào không nhiều thì ít khuyết điểm. Ngay cả Truyện Kiềuvẫn có khuyết điểm đấy chứ. Chỉ xin nêu một thí dụ thôi, câu 3229: “Đến nơi đóng cửa cài then”. Lẽ ra phải: “Đến nơi cửa đóng then cài” nhưng vì ép vần nên Nguyễn Du viết như thế.
Khuyết điểm trong HBMT cũng có, nhưng rất ít. Đọc từ đầu đến cuối mới tìm thấy vài ba cái dở.
Thứ nhất, tác giả lộ diện đứng ra bình luận dài dòng. Chỉ một lần đó thôi. Xin trích:
“Bỗng Lan ngồi phịch xuống giuờng lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng. Nỗi sầu khổ trong lòng theo hai hàng lệ dần dần tiêu tán, Lan thấy đỡ thổn thức, tim bớt đập mạnh, rồi Lan như người sực tỉnh:
-Thôi, ta điên mất rồi ! Chẳng lẽ …
Lan đứng phắt dậy, tắt đèn rồi lau nước mắt quả quyết lên chùa trên, vừa đi vừa lẩm bẩm: ‘Quên, phải quên!’…
Viết như thế là hay, là đủ rồi, nhưng tác giả lại chen vào:
“Nhưng con người ta vẫn thế. Bao giờ cũng nghĩ trái với sự thực. Một người hay do dự, luôn luôn nghĩ tới sự quả quyết, hoặc nói mình phải quả quyết; người rút rát sợ ma, đêm đi đường vắng một mình thường hay huýt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhưng kỳ thực trong lòng lo sợ, chân tay run lẩy bẩy. Lan cũng vậy, luôn mồm nói phải quên. Nhưng đó chỉ là cái triệu chứng của sự nhớ.”
KH, cũng như nhiều nhà văn trong TLVĐ, thường giao cho nhân vật chính đảm nhiệm chức năng tự sự. Đó là một tiến bộ lớn. Trong HBMT, Ngọc được giao chức năng ấy, Lan cũng giữ việc tự sự trong hai chương. Phương thức kể chuyện mà giới nghiên cứu tiểu thuyết gọi là quan điểm (point of view) được gom lại thành ba loại chính trong đó phương thức “tác giả là người kể chuyện biết tất cả” (omniscient author, omniscient narrator) được nhiều nhà văn đồng thời và cả sau KH sử dụng. Tác giả biết mọi ngõ ngách trong lòng nhân vật của mình nên khi cần là nhảy vào bàn luận, hoặc cho câu chuyện được kể từ nhân vật này đến nhận vật khác một cách tự do, tuỳ tiện. Phương thức đó đã lỗi thời và, như đã nói, KH chỉ vấp một lần.
Thứ hai, trong đoạn kết, Ngọc hơi đa ngôn, khiến cho tình huống lẽ ra rất cảm động bị giảm bớt đi nhiều. Nốt lặng trong một khúc nhạc nhiều khi có giá trị hơn những tạp âm.
Ngoài ra, cũng trong đoạn kết, hình tuợng “lá rụng” được KH nhấn mạnh, để hai chữ đó đứng riêng một dòng, và sau dòng ấy là chuyển biến của tâm thức, của động tác. Trong HBMT, nghệ thuật và kỹ thuật đã đạt đến mức “lô hoả thuần thanh”. Người đọc khó thấy được dụng ý của tác giả, trừ đoạn trên.
Sau những phản biện đối với các lời phê bình, và sau khi nêu được vài khuyết điểm, nay ta thử tìm hiểu tài năng của tác giả.
HBMT được mở đầu một cách thú vị. Một lữ khách đi qua một miền quê đang mùa gặt, một số con gái xong việc nghỉ ngơi mang ca dao ra hát ghẹo khách qua đường.
Bỗng mọi chuyện thay đổi, cảnh vật cũng như con người, khi lữ khách bước chân lên đồi. Bắt đầu từ đây, người đọc như lạc vào một thế giới khác, rất êm đềm, có khi mông lung, lãng đãng, mơ hồ ở đó đang diễn ra một cuộc phiêu lưu tình cảm từ tình bạn thơ mộng ban đầu đến tình yêu trắc trở về sau, cùng những ngõ ngách trong tâm hồn con người, tất cả được làm nền bởi không gian tươi đẹp miền trung du, bởi không khí tinh khôi, êm ả, thi vị và trang nghiêm của cảnh chùa Long Giáng. Tác giả viết hay quá đến nỗi người đọc nhiều lúc nhập hồn vào nhân vật trong truyện, vui buồn, sầu khổ, mơ mộng với Ngọc và Lan, lại có khi hóa thân thành sư cụ gõ mỏ, tụng kinh, hoặc trầm tư mặc tưởng.
Ngòi bút của KH là một ngòi bút kiêm bị. Những lãnh vực như đối thoại, tự sự, miêu tả, kể cả thủ pháp độc thoại và dòng ý thức mới du nhập từ phương Tây đều được tác giả sử dụng với trình độ nghệ thuật bậc thầy. Đây đó, như những hạt ngọc đính trên gấm vóc:
Một một đêm trăng:
“Ngoài sân trăng chiếu lờ mờ, rặng tường hoa lồng bong xuống lối lát gạch, mấy cây đại không lá eỏ lả uốn thân trong vườn sắn um tươi. Vạn vật có vẻ dịu dàng như nhuộm màu thiền êm đềm tịch mịch.”
Một nơi dừng bước:
“Đi một quãng nữa, bỗng hai người phải dừng lại trước một con suối, dưới có rạch nước chảy róc rách trong veo giữa long cát trắng. Bên bờ suối, mấy gốc thong già, gió chiều hiu hắt, lá thong khô lác đác rơi xuống suối rồi theo dòng nước trôi đi. Hai người lặng yên nhìn nhau.”
Một chút xao xuyến bồi hồi:
“Ngửi thấy mùi trầm ngào ngạt, nghe thấy tiếng tụng kinh dịu dàng, Lan tươi cười thở dài, như kẻ ngã xuống sông vừa ngoi lên được mặt nước… Lan đứng sững hồi lâu, nhắm mắt lim dim, hai tay chắp trước ngực, rồi thong thả nhẹ nhàng như cái bong mon men lại sau lưng sư cụ, ngồi xệp xuống đất lâm râm khấn khứa.”
Một dòng độc thoại:
“Ngọc ngắm một lượt tự hỏi: Trang hoàng như thế để làm gì? Chàng tự hỏi như vậy rồi nhếch một nụ cười:
-Thôi ta yêu mất rồi!
Mà chính thế. Phải rồi, cái tay của thần ái tình mới có thể bài trí một cảnh âm u, buồn rầu, nên cảnh diụ dàng, âu yếm. Ngọc lại cười: Nhưng mà ta cũng ngộ nghĩnh thật. Lên ở chùa mới biết yêu, mới biết yêu là có thú vị … Song chẳng lẽ ta cứ yêu suông, yêu bóng mãi thế này thì cũng uổng, thà chả yêu cho xong.
Sự liên tưởng của ý nghĩ tự nhiên nhắc Ngọc ôn lại một câu Kiều, chàng buột mồm ngâm nga: Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
-Ừ phải, người ta tu hành. Tội nghiệp!
KH viết đối thoại cũng tuyệt hay.
Đây là đoạn mở đầu:
Một cô thấy người lữ khách thì trỏ bảo bạn:
-Chị em ơi, nhà tôi về kia kìa …
Mọi người cười rộ. Một cô hát ví:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời
Đi đâu vội mấy anh ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà.
Các cô vỗ tay cười rũ rượi. Lữ khách như đã biết tiếng con gái vùng Bắc đáo để, cắm đầu rảo bước trên đường không ngoảnh cổ lại. Thì cô hát ví lại đứng dậy như muốn chạy đuổi theo mà gọi:
-Này anh, anh đưa va ly em xách cho. Khốn nạn! Thương hại nhà tôi đi đường mệt nhọc, mồ hôi mồ kê thế kia kìa.
Lữ khách đi đã xa còn nghe văng vẳng sau lưng câu hát ghẹo:
Anh về kẻo tồi anh ơi
Kẻo bác mẹ mắng rằng tôi dỗ dành.
Ngọn bút tài ba của KH chỉ phác họa vài nét là đã làm nổi bật nếp sống, phong tục, ngôn ngữ của dân quê vùng Bắc Ninh –. linh hoạt, hồn nhiên, vui tươi, duyên dáng.
Ở một đoạn đối thoại khác, Ngọc thì buông thả, đắm đuối, Lan thì cố trấn tỉnh, cuộc chiến đấu giữa hai người khá gay go. Lời lời êm êm, rầu rầu, khác hẳn đoạn đối thoại trên:
Thốt nhiên Ngọc hỏi Lan:
-Chú có buồn không?
-Thưa ông không.
-Còn tôi thì tôi buồn lắm, buồn vơ buôn vẩn như nhớ ai. Cũng nhớ vơ vẩn. Có lẽ vì tôi xa cách chùa của chúng ta chăng?
Dưới ánh trăng, hai người ngồi cạnh nhau… Lan rung mình. Ngọc lại nói:
Chú ạ, cái cảnh xa lạ gợi trong tâm trí tôi những tư tưởng từ biệt, chia rẽ …Khiến tôi nghĩ tới ngày tôi phải xa chùa, phải xa chú.
Lan im lặng, hé cặp môi cười với bóng trăng. Một con cóc nhảy vào vũng nước. Lan giật mình đứng dậy bảo Ngọc:
-Thôi, mời ông đi nghỉ.
Ngọc cũng đứng dậy nhìn quanh mình không có ai, từ nhà trai tới nhà tổ im phắc như tờ. Chàng liền như điên cuồng nắm lấy tay Lan.
-Ừ phải đấy. Chúng ta đi ngủ, mai dậy sớm chắc hết buồn.
Lan tuy sợ hãi, nhưng cố làm cho ra vẻ bình tĩnh, thong thả nói:
-Vâng, mời ông vào buồng an nghỉ. Tôi xin ngủ ở ngoài nhà trai này.
-Vẽ! Đi có hai người, ở nơi xa lạ, nằm cả một giường nói chuyện cho vui, ngủ ở ngoài muỗi nó tha đi.
-Thưa ông, không tiện, sư ông biết ngài quở chết.
Vừa rồi chỉ là một ít trích dẫn để chứng tỏ biệt tài của KH về nhiều mặt của nghệ thuật viết.
HBMT có một chỗ đứng đặc biệt trong TLVĐ và trong văn học Việt Nam. HBMT không thuộc loại tiểu thuyết chuyên về phong tục, luận đề như Nửa Chừng Xuân, lịch sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, tâm lý như Hạnh, hoặc kịch bản như Đồng Bệnh, là những loại mà KH đều sở trường. Cũng không phải là tiểu thuyết tôn giáo, cửa thiền chỉ làm nền cho câu chuyện. Lẽ dĩ nhiên không phải là tiểu thuyết lý tưởng như đã được thảo luận. Vậy nó là gì? Đó là một kiệt tác tuy rất ngắn nhưng bao gồm nhiều phương diện của văn học nghệ thuật, thấm đẫm tình tự quê hương dân tộc, và đầy chất thơ, khiến người đọc khi đang đọc sợ nó mau hết, khi đọc xong,không muốn gấp sách lại. Sách hay “Đọc để đọc lại” (Lire pour relire) như André Gide từng nói. Sau khi đọc xong, người đọc bỗng thấy mình yêu con người Việt Nam hơn, yêu quê hương hơn, yêu Phật giáo hơn. Và đặc biệt yêu tiếng Việt hơn. Tôi bỗng liên tưởng cuốn La Symphonie Pastorale của André Gide viết bằng một thứ tiếng Pháp chải chuốt, tinh tể, thi vị, thì trong HBMT là một thứ tiếng Việt trong sáng, nhẹ nhàng, giản dị, êm đềm, thơ mộng. Chắc chắn rằng nhiều nhà văn TLVĐ chịu ảnh hưởng của Tây phương, nhất là của Pháp, nhưng họ là những nghệ sĩ lớn, chịu ảnh hưởng với sáng tạo, chọn lọc.
Nếu bàn về ngôn ngữ thơ Việt Nam ta nghĩ đến đỉnh cao Truyện Kiều. Cũng thế, ngôn ngữ văn xuôi đã đạt đến đỉnh cao trong TLVĐ, trong đó HBMT là một trong vài ba đỉnh cao nhất. Có lẽ vì thế HBMT đã được tái bản rất nhiều lần, được chuyển thành kịch, thành nhạc, và sắp thành phim. HBMT cũng đã được dịch ra tiếng Nga, tiếng Nhật. Tôi bỗng nhớ Nguyễn Viện, một nhà văn “lề trái” hiện ở trong nước khi bàn về KH trên báo mạng Tiền Vệ ngày 26/12/2012 có phát biểu: “Trước hết tôi đặt câu hỏi về một khoảng lõm rất sâu (không hiểu được) nằm giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và TLVĐ. Ở trong khoảng lõm ấy, văn chương Việt Nam gần như mất hút, không phải vì sự vắng mặt của tác giả mà ở cái chính là ngôn ngữ.” Tôi cũng nhớ bà Inna Zimônina, người dịch HBMT ra tiếng Nga có nói: “Tôi đã say sưa đọc các cuốn sách đó (sách TLVĐ, NT chú thích). Câu chuyện mà tôi thích nhất là HBMT, và nó đã theo tôi trong trí nhớ suốt cuộc đời …” (nguồn: Điệp Anh/VOV – Moscow).
Cho đến nay, cùng với Nhất Linh và một vài nhà văn khác, Khái Hưng đã và đang đi vào dòng văn học chung của loài người.
Ngày xưa Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai, rồi nhớ trần gian trở lui thăm, sau muốn trở lại cảnh tiên thì “biết đâu đường về tiên nữ ơi!”
Trương Quân Thụy trong kiệt tác cổ điển Tàu là Tây Sương Ký lại sung sướng cho rằng mình đã gặp tiên, thế nhưng về sau thi đỗ kiếm cớ này nọ không chịu tìm nàng tiên Thôi Oanh Oanh ấy khiến nàng buồn lòng lên xe hoa với người khác.
Ngày nay con bướm trần gian của chúng ta là Ngọc hạnh phúc hơn nhiều. “Mơ tiên” thì “Hồn buớm” hãy bay lên chùa. Kết cục của HBMT tưởng rằng rất bi đát hóa ra đã thăng hoa lên một cấp độ mới, một đỉnh cao mới của tình yêu.
Ngự Thuyết
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư sinh năm 1896 tại làng Cổ Am, tỉnh Hải Dương, thuở nhỏ học chữ Nho, sau theo Tây Học, tốt nghiệp Tú tài Tây ban Triết trường Albert Sarraut. Ông dạy học tại tường tư thục Thăng Long, ở đấy gặp Nhất Linh, kết thành đôi bạn thân. Khái Hưng là một trong những cột trụ của tờ Phong Hoá, Ngày Nay và TLVĐ. Khái Hưng (KH) hoạt động chính trị cùng với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Bách, từng bị Pháp cầm tù, và cuối cùng bị bắt và thủ tiêu. Lúc ấy KH mới 50 tuổi.
Cuốn HBMT, chỉ vỏn vẹn trên 100 trang, là tác phẩm đầu tay của KH và cũng là tác phẩm đầu tiên của TLVĐ. Cốt truyện rất đơn sơ có thể tóm tắt như sau:
Ngọc, sinh viên Cao Đẳng Hà Nội, lên thăm người bác tu tại một ngôi chùa ở Bắc Ninh, gặp chú tiểu Lan. Hai người mến nhau. Dần dần khám phá ra rằng chú tiểu Lan là gái giả trai, Ngọc đổi tình bạn thành tình yêu. Nhưng với Lan, tôn giáo mạnh hơn ái tình, hai người đành chia tay để Ngọc thỉnh thoảng “lên chùa nhìn thấy mặt Lan là đủ rồi”.
Có người như Trịnh Hồ Khoa trong tiểu luận Những cách tân trong nghệ thuật văn xuôi của TLVĐ(NXB Văn học, 1997) chủ trì rằng truyện hay cần có những sự kiện ly kỳ, gay cấn, kết cấu chặt chẽ, cốt truyện hấp dẫn. Thật ra những điều đó chỉ áp dụng cho loại truyện phiêu lưu, mạo hiểm, chứ không phải là yếu tố quyết định trong truyện của TLVĐ, và của tiểu thuyết hiện đại nói chung. Thậm chí có nhiều truyện hay không cần cốt truyện. Cho nên tóm tắt HBMT như trên chẳng qua là để tiện việc theo dõi và phân tích mà thôi. Muốn thưởng thức cái đẹp, cái hay của HBMT, có lẽ nhiều lúc ta phải lắng mình đọc từng đoạn, từng câu, thậm chí từng chữ. Việc tóm tắt một cuốn truyện không nói lên được gì về cuốn truyện, nhiều khi cũng bất khả như tóm tắt một bài thơ! Huống chi HBMT là một bài thơ xuôi dài.
HBMT, từ khi ra đời cho đến nay đúng 80 năm, đã nhận được rất nhiều lời khen tiếng chê. Có khi những khen chê ấy không liên hệ gì đến văn học.
Năm 1942, Vũ Ngọc Phan viết bộ Nhà Văn Hiện Đại trong đó ông có bàn về cuốn HBMT. Một điều rất lạ là riêng với HBMT, VNP không hề nhìn bao quát tác phẩm từ góc độ nghệ thuật, không quan tâm đến những diễn biến khá dài của mối tình giữa Ngọc và Lan, mà chỉ chú ý đến những lời nói “bồng bột”, “viển vông” (chữ của VNP) của Ngọc khi chàng và nàng sắp chia tay. VNP trích dẫn lời hứa của Ngọc: “suốt đời tôi, tôi không lấy ai, sống trong cái thế giới mộng ảo của ái tình lý tưởng”. Từ đấy, Vũ Ngọc Phan kết luận: “HBMT là một tiểu thuyết lý tưởng, một tiểu thuyết mà tác giả dựng nên những cái cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được.”
Câu kết luận trên của VNP được rất nhiều người tâm đắc; hễ đề cập đến HBMT họ bảo đấy là một tiểu thuyết lý tưởng. Theo tôi, HBMT không lý tưởng mà cũng chẳng phàm tục. Đó là một chuyện tình rất “người”, và rất đẹp. Đúng như VNP nói, những hứa hẹn của Ngọc trong lần gặp gỡ cuối cùng với Lan quả là “bồng bột”, “viển vông”. Chính ở điểm này VNP đã tự mâu thuẫn. Vừa chê là “bồng bột”, “viển vông” lại vừa bảo đấy là mối tình lý tưởng. Khi đang xúc động mạnh thì hứa hẹn như thế của Ngọc mới đúng với tâm lý con người. Còn tương lai ra sao, tác giả và người đọc không thể biết được. Có thể Ngọc giữ lời hứa, và cũng có thể vài ba năm sau anh sẽ yêu người khác. Tuổi trẻ mà!
Cũng gần gũi với nhận định trên, có người bảo mối tình ấy không thật vì không vướng một chút nhục dục. Thì làm sao mà vướng được. Giả sử chàng có muốn vướng đi nữa, cũng đành chịu thua. Ở nàng tôn giáo mạnh hơn, lại nữa nàng luôn luôn giữ kẽ, cho nên dù có cảm động vì chàng, cuối cùng nàng đã từ chối ái tình. Trước tình huống ấy, trong khung cảnh êm đềm mà trang nghiêm của chốn thiên môn, bên cạnh người đẹp dịu dàng mà thanh thoát, có lẽ không một ai dám hoặc đang tâm dở trò phàm phu tục tử. Riêng nhân vật Ngọc cũng không phải “cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được” như VNP nghĩ. Sau những lần tiếp xúc, đụng chạm, Ngọc suy luận một cách xác đáng rằng Lan là gái, thế mà một đêm ở một ngôi chùa lạ, Ngọc đòi ngủ chung với Lan, Lan từ chối. Ngọc nắm chặt tay Lan lôi kéo.
Lại có người nhìn HBMT từ góc độ tôn giáo, tiêu biểu là nhà văn Tam Ích. Trong một tiểu luận do Nhà Xuất Bản Lá Bối, Sài Gòn, 1964, Tam Ích viết :
“Có một nhà văn mới ra đời là đã có thế lực: Khái Hưng. Và có một cuốn tiểu thuyết mới ra đời đã chiếm đứt vị trí của Ngọc Lê Hồn và Tố Tâm: cuốn HBMT.” (Ngọc Lê Hồn, một tiểu thuyết tình cảm sướt mướt của Từ Trẩm Á, nhà văn cận đại của Trung Quốc). Nhưng Tam Ích tỏ ý tiếc rằng Khái Hưng không hiểu gì về Phật Giáo, không biết tình thương trong Phật Giáo khác với ái tình nam nữ mà Ngọc muốn trao cho Lan, cho nên đã gây tổn thương giá trị Phật Giáo. Nhận định của Tam Ích cũng căn cứ vào vài mẫu đối thoại giữa Ngọc và Lan, và lá thư của Ngọc gởi cho Lan.
Nhận định ấy mang tính áp đặt. Trước tiên, Tam Ích đã đồng hoá nhân vật tiểu thuyết với tác giả của nó. Ông viết: “… chàng (Khái Hưng) tạo một hình ảnh của chính mình – cậu Ngọc – và tô điểm thêm phấn son: một tấm gương để mình soi mình.” Những lời nói và lá thư của Ngọc không nhất thiết phản ảnh tư tưởng của Khái Hưng về Phật Giáo. Trong quá trình sáng tạo, tác giả thường để nhân vật sống đời sống của hắn, có khi hoàn toàn trái ngược với đời sống hoặc tư duy của tác giả. Lại nữa, cho dù Khái Hưng có những ý tưởng sai lầm về Phật Giáo, thì không vì thế mà Phật Giáo bị tổn thương, giá trị bị sút giảm. Hơn nữa, đoạn văn ngắn sau đây đủ chứng tỏ Khái Hưng đã cố xây dựng nhân vật Ngọc không hiểu biết mấy về Phật Giáo; anh bắt đầu tìm hiểu Phật Giáo vì anh yêu Lan: “Muốn cố giữ cho khỏi nghĩ vẩn vơ, Ngọc lấy quyển sách bàn về đạo Phật của David mà chàng mới mua tuần lễ trước ra coi. Nhưng mới được vài trang đã thấy chán ngắt, liền gấp sách lại.” Theo tôi, nhân vật Ngọc, một thanh niên tân học với kiến thức nông cạn về Phật Giáo như thế mới thật sinh động, và hợp với vai trò của mình trong truyện. Cho nên Ngọc không phải là KH; và cũng thế: Smerdyakov, kẻ giết cha trong The Brothers Karamazov, không hề là Dostoyevsky.
Riêng nhóm Sáng Tạo với chủ trương đổi mới triệt để, đã phủ nhận mọi giá trị của văn thơ thời tiền chiến, của TLVĐ, cho rằng đó là loại văn nghệ nông cạn, ấu trĩ. Đó là một nhận định cao ngạo, cực đoan, mặc dù ta cũng phải nhìn nhận nhóm Sáng Tạo có đóng góp đáng kể về văn học, nhất là thể loại thơ.
Tại miền Bắc, dưới nhãn quan chính trị và ý thưc hệ, TLVĐ bị kết án là độc hại, thậm chí phản động. Sau này giới phê bình văn học ở trong nuớc đã có cái nhìn bình tĩnh hơn, và đã nhận thức được những đóng góp lớn lao của TLVĐ trong nền văn học nước nhà. Một số hội nghị chuyên đề về TLVĐ được tổ chức, một số bài viết công phu và có giá trị ra đời.
Trước khi kết thúc phần “khen chê” bên trên, xin có đôi lời về ý kiến của nhà phê bình Lê Huy Oanh. Lê Huy Oanh chuyên viết phê bình văn học Việt Nam đương đại, cận đại. Đối với HBMT, ông viết trên Tạp Chí Thời Tập (16/9/1974) như sau:
“Khái Hưng cũng là một cây bút tài nghệ rất cao của nhóm TLVĐ…Cuốn HBMT sở dĩ được coi là quan trọng vì là từ nhiều năm nay, nó nằm trong chương trình quốc văn của học sinh trung học tại xứ ta. Tuy nhiên nếu đem so nó với những tác phẩm khác cùng tác giả như Nửa Chừng Xuân, Trống Mái, Hạnh, Tiếng Suối Reo …thì HBMT là cuốn sách kém hơn cả, kém ở chỗ nôi dung là một truyện thuộc ái tình lý tưởng hơi có vẻ lẩm cẩm và đặc vẻ tuồng cải lương. Cũng may là được phần hình thức gỡ lại. Văn pháp HBMT khá trong sáng, vững vàng nhất là trong những đoạn tả cảnh …”
Trái hẳn với Lê Huy Oanh, gần đây, hết sức ca ngợi HBMT,Thuỵ Khuê (Paris tháng11/2008-tháng12/2009) viết:
“Trần Thanh Mại đã không nhầm khi ông đoán trước HBMT sẽ là một kiệt tác. Bởi hơn bẩy mươi năm sau, chúng ta đọc đi đọc lại, những xúc động vẫn còn y nguyên như lúc Phan Khôi đọc, khi tác phẩm mới ra đời. Bởi vì HBMT không thừa một chữ, một chi tiết nhỏ. Bởi tiếng Việt của Khái Hưng trong tác phẩm đã đạt tới đỉnh cao giản dị mà Trang Tử nhắc đến và đòi hỏi ở một tác phẩm văn học.”
Trong văn học, ở nước ta cũng như nước ngoài, khen chê là chuyện thường tình. Tolstoy không thích Shakespeare trong khi tuyệt đại đa số người đọc đều rất ngưỡng mộ nhà đại thi hào người Anh ấy. Ngay chỉ một người mà thôi, vào thời điểm này thích cuốn này, chê cuốn nọ; vào thời điểm khác có khi nói ngược lại. Chính Lê Huy Oanh từng mạt sát Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Sinh Lực. Về sau trên tờ Văn năm 1973, ông nhận mình sai: “Trong cơn giận dữ rất chân thật, tôi đã mạt sát đả kích anh ta thậm tệ để rồi chỉ ít ngày sau tôi dân dần thấy tất cả sự nông nỗi, bất công của những lời mạt sát đó.”
Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải là chuyện khen chê, mà là cơ sở lý luận dùng để bênh vực những lời khen chê đó. Chẳng hạn HBMT kém ở điểm nào, lẩm cẩm ra làm sao, và tại sao đặc vẻ tuồng cải lương? Vả giống tuồng cải lương đi nữa thì đã sao? Những vấn đề ấy không được Lê Huy Oanh làm sáng tỏ. Và đây mới là điểm chủ chốt, Lê Huy Oanh viết: “Cũng may là được phần hình thức gỡ lại.”
Câu phát biểu này không ổn. Vừa bảo nó lẩm cẩm, rồi lại bảo nó bớt lẩm cẩm nhờ hình thức! Từ đó suy ra, chẳng hạn, nhờ phần hình thức mà một bài thơ dở biến thành hay? Một bức tranh xấu biến thành đẹp? Vấn đề nội dung và hình thức của một tác phẩm nghệ thuật đã được thanh toán từ lâu với kết quả là nội dung và hình thức của một nghệ phẩm, của một tác phẩm văn chương đích thực, không thể tách rời ra làm hai phần riêng biệt. Trong nội dung có hình thức, trong hình thức có nội dung, hai thứ bổ sung cho nhau. ĐặngThai Mai, một học giả duy vật, trong cuốn Văn Học Khái Luận xuất bản năm 1944, ở chương bàn về vấn đề Nội dung và Hình thức đã viết rằng: “Nói tóm lại nội dung và hình thức vẫn thấm nhập lẫn nhau, khó thể đem mà tách ra mà phân biệt hẳn ra làm hai.” Đấy cũng là điều mà nhà triết học duy tâm người Đức, Friedrich Hegel (1770-1831), quan niệm gần hai thế kỷ trước đây. Xa hơn nữa, trước Hegel hơn 150 năm, giữa thế kỷ 17, nhà phê bình danh tiếng của Tàu là Kim Thánh Thán (1608-1661), trong khi ca tụng Tây Sương Ký, có vài đoạn liên quan đến vấn đề nội dung và hình thức (Mái Tây- Tây Sương Ký, Nhuợng Tống dịch tháng 1/1942, Nhà Tân Việt, Sài Gòn xuất bản lần thứ ba). Thánh Thán viết:
“…chuyện hay tất là văn phải hay, mà văn hay tất là chuyện phải hay vậy …Đến như chuyện ấy thật là chuyện hay, mà viết ra văn lại không phải là văn hay, thì chuyện ấy chưa chắc đã là chuyện hay … Vì sao? Vì văn không hay tất là chuyện không hay, mà chuyện không hay cho nên văn không hay vậy …”
*
Trong những bước chập chững của tiểu thuyết Việt Nam, bỗng HBMT xuất hiện như một ngôi sao sáng rực không có tác phẩm nào trước đó sánh kịp. Ngay cả so với những tác phẩm đồng thời hoặc về sau, HBMT vẫn giữ địa vị của một trong những tác phẩm hàng đầu trong văn học nước nhà.
Như đã nêu trên, quá quý mến HBMT Thuỵ Khuê bảo HBMT không thừa một chữ, một chi tiết nhỏ. Nhưng nếu “bới lông tìm vết” ta sẽ gặp trong bất cứ tác phẩm nào không nhiều thì ít khuyết điểm. Ngay cả Truyện Kiềuvẫn có khuyết điểm đấy chứ. Chỉ xin nêu một thí dụ thôi, câu 3229: “Đến nơi đóng cửa cài then”. Lẽ ra phải: “Đến nơi cửa đóng then cài” nhưng vì ép vần nên Nguyễn Du viết như thế.
Khuyết điểm trong HBMT cũng có, nhưng rất ít. Đọc từ đầu đến cuối mới tìm thấy vài ba cái dở.
Thứ nhất, tác giả lộ diện đứng ra bình luận dài dòng. Chỉ một lần đó thôi. Xin trích:
“Bỗng Lan ngồi phịch xuống giuờng lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng. Nỗi sầu khổ trong lòng theo hai hàng lệ dần dần tiêu tán, Lan thấy đỡ thổn thức, tim bớt đập mạnh, rồi Lan như người sực tỉnh:
-Thôi, ta điên mất rồi ! Chẳng lẽ …
Lan đứng phắt dậy, tắt đèn rồi lau nước mắt quả quyết lên chùa trên, vừa đi vừa lẩm bẩm: ‘Quên, phải quên!’…
Viết như thế là hay, là đủ rồi, nhưng tác giả lại chen vào:
“Nhưng con người ta vẫn thế. Bao giờ cũng nghĩ trái với sự thực. Một người hay do dự, luôn luôn nghĩ tới sự quả quyết, hoặc nói mình phải quả quyết; người rút rát sợ ma, đêm đi đường vắng một mình thường hay huýt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhưng kỳ thực trong lòng lo sợ, chân tay run lẩy bẩy. Lan cũng vậy, luôn mồm nói phải quên. Nhưng đó chỉ là cái triệu chứng của sự nhớ.”
KH, cũng như nhiều nhà văn trong TLVĐ, thường giao cho nhân vật chính đảm nhiệm chức năng tự sự. Đó là một tiến bộ lớn. Trong HBMT, Ngọc được giao chức năng ấy, Lan cũng giữ việc tự sự trong hai chương. Phương thức kể chuyện mà giới nghiên cứu tiểu thuyết gọi là quan điểm (point of view) được gom lại thành ba loại chính trong đó phương thức “tác giả là người kể chuyện biết tất cả” (omniscient author, omniscient narrator) được nhiều nhà văn đồng thời và cả sau KH sử dụng. Tác giả biết mọi ngõ ngách trong lòng nhân vật của mình nên khi cần là nhảy vào bàn luận, hoặc cho câu chuyện được kể từ nhân vật này đến nhận vật khác một cách tự do, tuỳ tiện. Phương thức đó đã lỗi thời và, như đã nói, KH chỉ vấp một lần.
Thứ hai, trong đoạn kết, Ngọc hơi đa ngôn, khiến cho tình huống lẽ ra rất cảm động bị giảm bớt đi nhiều. Nốt lặng trong một khúc nhạc nhiều khi có giá trị hơn những tạp âm.
Ngoài ra, cũng trong đoạn kết, hình tuợng “lá rụng” được KH nhấn mạnh, để hai chữ đó đứng riêng một dòng, và sau dòng ấy là chuyển biến của tâm thức, của động tác. Trong HBMT, nghệ thuật và kỹ thuật đã đạt đến mức “lô hoả thuần thanh”. Người đọc khó thấy được dụng ý của tác giả, trừ đoạn trên.
Sau những phản biện đối với các lời phê bình, và sau khi nêu được vài khuyết điểm, nay ta thử tìm hiểu tài năng của tác giả.
HBMT được mở đầu một cách thú vị. Một lữ khách đi qua một miền quê đang mùa gặt, một số con gái xong việc nghỉ ngơi mang ca dao ra hát ghẹo khách qua đường.
Bỗng mọi chuyện thay đổi, cảnh vật cũng như con người, khi lữ khách bước chân lên đồi. Bắt đầu từ đây, người đọc như lạc vào một thế giới khác, rất êm đềm, có khi mông lung, lãng đãng, mơ hồ ở đó đang diễn ra một cuộc phiêu lưu tình cảm từ tình bạn thơ mộng ban đầu đến tình yêu trắc trở về sau, cùng những ngõ ngách trong tâm hồn con người, tất cả được làm nền bởi không gian tươi đẹp miền trung du, bởi không khí tinh khôi, êm ả, thi vị và trang nghiêm của cảnh chùa Long Giáng. Tác giả viết hay quá đến nỗi người đọc nhiều lúc nhập hồn vào nhân vật trong truyện, vui buồn, sầu khổ, mơ mộng với Ngọc và Lan, lại có khi hóa thân thành sư cụ gõ mỏ, tụng kinh, hoặc trầm tư mặc tưởng.
Ngòi bút của KH là một ngòi bút kiêm bị. Những lãnh vực như đối thoại, tự sự, miêu tả, kể cả thủ pháp độc thoại và dòng ý thức mới du nhập từ phương Tây đều được tác giả sử dụng với trình độ nghệ thuật bậc thầy. Đây đó, như những hạt ngọc đính trên gấm vóc:
Một một đêm trăng:
“Ngoài sân trăng chiếu lờ mờ, rặng tường hoa lồng bong xuống lối lát gạch, mấy cây đại không lá eỏ lả uốn thân trong vườn sắn um tươi. Vạn vật có vẻ dịu dàng như nhuộm màu thiền êm đềm tịch mịch.”
Một nơi dừng bước:
“Đi một quãng nữa, bỗng hai người phải dừng lại trước một con suối, dưới có rạch nước chảy róc rách trong veo giữa long cát trắng. Bên bờ suối, mấy gốc thong già, gió chiều hiu hắt, lá thong khô lác đác rơi xuống suối rồi theo dòng nước trôi đi. Hai người lặng yên nhìn nhau.”
Một chút xao xuyến bồi hồi:
“Ngửi thấy mùi trầm ngào ngạt, nghe thấy tiếng tụng kinh dịu dàng, Lan tươi cười thở dài, như kẻ ngã xuống sông vừa ngoi lên được mặt nước… Lan đứng sững hồi lâu, nhắm mắt lim dim, hai tay chắp trước ngực, rồi thong thả nhẹ nhàng như cái bong mon men lại sau lưng sư cụ, ngồi xệp xuống đất lâm râm khấn khứa.”
Một dòng độc thoại:
“Ngọc ngắm một lượt tự hỏi: Trang hoàng như thế để làm gì? Chàng tự hỏi như vậy rồi nhếch một nụ cười:
-Thôi ta yêu mất rồi!
Mà chính thế. Phải rồi, cái tay của thần ái tình mới có thể bài trí một cảnh âm u, buồn rầu, nên cảnh diụ dàng, âu yếm. Ngọc lại cười: Nhưng mà ta cũng ngộ nghĩnh thật. Lên ở chùa mới biết yêu, mới biết yêu là có thú vị … Song chẳng lẽ ta cứ yêu suông, yêu bóng mãi thế này thì cũng uổng, thà chả yêu cho xong.
Sự liên tưởng của ý nghĩ tự nhiên nhắc Ngọc ôn lại một câu Kiều, chàng buột mồm ngâm nga: Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau.
-Ừ phải, người ta tu hành. Tội nghiệp!
KH viết đối thoại cũng tuyệt hay.
Đây là đoạn mở đầu:
Một cô thấy người lữ khách thì trỏ bảo bạn:
-Chị em ơi, nhà tôi về kia kìa …
Mọi người cười rộ. Một cô hát ví:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời
Đi đâu vội mấy anh ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà.
Các cô vỗ tay cười rũ rượi. Lữ khách như đã biết tiếng con gái vùng Bắc đáo để, cắm đầu rảo bước trên đường không ngoảnh cổ lại. Thì cô hát ví lại đứng dậy như muốn chạy đuổi theo mà gọi:
-Này anh, anh đưa va ly em xách cho. Khốn nạn! Thương hại nhà tôi đi đường mệt nhọc, mồ hôi mồ kê thế kia kìa.
Lữ khách đi đã xa còn nghe văng vẳng sau lưng câu hát ghẹo:
Anh về kẻo tồi anh ơi
Kẻo bác mẹ mắng rằng tôi dỗ dành.
Ngọn bút tài ba của KH chỉ phác họa vài nét là đã làm nổi bật nếp sống, phong tục, ngôn ngữ của dân quê vùng Bắc Ninh –. linh hoạt, hồn nhiên, vui tươi, duyên dáng.
Ở một đoạn đối thoại khác, Ngọc thì buông thả, đắm đuối, Lan thì cố trấn tỉnh, cuộc chiến đấu giữa hai người khá gay go. Lời lời êm êm, rầu rầu, khác hẳn đoạn đối thoại trên:
Thốt nhiên Ngọc hỏi Lan:
-Chú có buồn không?
-Thưa ông không.
-Còn tôi thì tôi buồn lắm, buồn vơ buôn vẩn như nhớ ai. Cũng nhớ vơ vẩn. Có lẽ vì tôi xa cách chùa của chúng ta chăng?
Dưới ánh trăng, hai người ngồi cạnh nhau… Lan rung mình. Ngọc lại nói:
Chú ạ, cái cảnh xa lạ gợi trong tâm trí tôi những tư tưởng từ biệt, chia rẽ …Khiến tôi nghĩ tới ngày tôi phải xa chùa, phải xa chú.
Lan im lặng, hé cặp môi cười với bóng trăng. Một con cóc nhảy vào vũng nước. Lan giật mình đứng dậy bảo Ngọc:
-Thôi, mời ông đi nghỉ.
Ngọc cũng đứng dậy nhìn quanh mình không có ai, từ nhà trai tới nhà tổ im phắc như tờ. Chàng liền như điên cuồng nắm lấy tay Lan.
-Ừ phải đấy. Chúng ta đi ngủ, mai dậy sớm chắc hết buồn.
Lan tuy sợ hãi, nhưng cố làm cho ra vẻ bình tĩnh, thong thả nói:
-Vâng, mời ông vào buồng an nghỉ. Tôi xin ngủ ở ngoài nhà trai này.
-Vẽ! Đi có hai người, ở nơi xa lạ, nằm cả một giường nói chuyện cho vui, ngủ ở ngoài muỗi nó tha đi.
-Thưa ông, không tiện, sư ông biết ngài quở chết.
Vừa rồi chỉ là một ít trích dẫn để chứng tỏ biệt tài của KH về nhiều mặt của nghệ thuật viết.
HBMT có một chỗ đứng đặc biệt trong TLVĐ và trong văn học Việt Nam. HBMT không thuộc loại tiểu thuyết chuyên về phong tục, luận đề như Nửa Chừng Xuân, lịch sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, tâm lý như Hạnh, hoặc kịch bản như Đồng Bệnh, là những loại mà KH đều sở trường. Cũng không phải là tiểu thuyết tôn giáo, cửa thiền chỉ làm nền cho câu chuyện. Lẽ dĩ nhiên không phải là tiểu thuyết lý tưởng như đã được thảo luận. Vậy nó là gì? Đó là một kiệt tác tuy rất ngắn nhưng bao gồm nhiều phương diện của văn học nghệ thuật, thấm đẫm tình tự quê hương dân tộc, và đầy chất thơ, khiến người đọc khi đang đọc sợ nó mau hết, khi đọc xong,không muốn gấp sách lại. Sách hay “Đọc để đọc lại” (Lire pour relire) như André Gide từng nói. Sau khi đọc xong, người đọc bỗng thấy mình yêu con người Việt Nam hơn, yêu quê hương hơn, yêu Phật giáo hơn. Và đặc biệt yêu tiếng Việt hơn. Tôi bỗng liên tưởng cuốn La Symphonie Pastorale của André Gide viết bằng một thứ tiếng Pháp chải chuốt, tinh tể, thi vị, thì trong HBMT là một thứ tiếng Việt trong sáng, nhẹ nhàng, giản dị, êm đềm, thơ mộng. Chắc chắn rằng nhiều nhà văn TLVĐ chịu ảnh hưởng của Tây phương, nhất là của Pháp, nhưng họ là những nghệ sĩ lớn, chịu ảnh hưởng với sáng tạo, chọn lọc.
Nếu bàn về ngôn ngữ thơ Việt Nam ta nghĩ đến đỉnh cao Truyện Kiều. Cũng thế, ngôn ngữ văn xuôi đã đạt đến đỉnh cao trong TLVĐ, trong đó HBMT là một trong vài ba đỉnh cao nhất. Có lẽ vì thế HBMT đã được tái bản rất nhiều lần, được chuyển thành kịch, thành nhạc, và sắp thành phim. HBMT cũng đã được dịch ra tiếng Nga, tiếng Nhật. Tôi bỗng nhớ Nguyễn Viện, một nhà văn “lề trái” hiện ở trong nước khi bàn về KH trên báo mạng Tiền Vệ ngày 26/12/2012 có phát biểu: “Trước hết tôi đặt câu hỏi về một khoảng lõm rất sâu (không hiểu được) nằm giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và TLVĐ. Ở trong khoảng lõm ấy, văn chương Việt Nam gần như mất hút, không phải vì sự vắng mặt của tác giả mà ở cái chính là ngôn ngữ.” Tôi cũng nhớ bà Inna Zimônina, người dịch HBMT ra tiếng Nga có nói: “Tôi đã say sưa đọc các cuốn sách đó (sách TLVĐ, NT chú thích). Câu chuyện mà tôi thích nhất là HBMT, và nó đã theo tôi trong trí nhớ suốt cuộc đời …” (nguồn: Điệp Anh/VOV – Moscow).
Cho đến nay, cùng với Nhất Linh và một vài nhà văn khác, Khái Hưng đã và đang đi vào dòng văn học chung của loài người.
Ngày xưa Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai, rồi nhớ trần gian trở lui thăm, sau muốn trở lại cảnh tiên thì “biết đâu đường về tiên nữ ơi!”
Trương Quân Thụy trong kiệt tác cổ điển Tàu là Tây Sương Ký lại sung sướng cho rằng mình đã gặp tiên, thế nhưng về sau thi đỗ kiếm cớ này nọ không chịu tìm nàng tiên Thôi Oanh Oanh ấy khiến nàng buồn lòng lên xe hoa với người khác.
Ngày nay con bướm trần gian của chúng ta là Ngọc hạnh phúc hơn nhiều. “Mơ tiên” thì “Hồn buớm” hãy bay lên chùa. Kết cục của HBMT tưởng rằng rất bi đát hóa ra đã thăng hoa lên một cấp độ mới, một đỉnh cao mới của tình yêu.
Ngự Thuyết